Cao tốc Dầu Giây Liên Khương [Cập nhật 10/2024]

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin tuyến Cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Dự án Cao tốc Dầu Giây Liên Khương giúp kết nối Tp. Hồ Chí Minh với tỉnh Lâm Đồng nói riêng, và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Đây được xem là một dự án trọng điểm giúp giao thương hàng hóa giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ký hiệu là CT14.

Tổng quan tuyến Cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Tuyến cao tốc Dầu Giây Liên Khương là dự án được hợp tác triển khai giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Giao Thông Vận Tải, nằm trong trục dự án tuyến cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, bao gồm cả đoạn Liên Khương – Prenn đã được đưa vào sử dụng từ năm 2008.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương bắt đầu tại nút giao Dầu Giây (Đồng Nai) kéo dài đến nút giao sân bay Liên Khương. Đoạn dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài là 200,3km. Đường cao tốc có điểm đầu nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương tại nút giao sân bay Liên Khương.

> Xem thêm: Cao tốc TPHCM – Mộc Bài

Tuyến Cao tốc Dầu Giây Liên Khương mang lại lợi ích gì?

  1.  Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nói chung là một trong những tuyến cao tốc quan trọng của dự án Bắc – Nam. Tăng cường gắn kết hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, tạo nền tảng để xúc tiến quá trình vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa vùng kinh tế Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
  2.  Tuyến Dầu Giây – Liên Khương không chỉ là tuyến đường mang tính đồng bộ cao về kết nối giao thông, mà còn giảm tải lưu lượng xe cho QL20 và chỉ mất 2 tiếng để di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc và chỉ 1 tiếng cho quãng đường Đà Lạt – Bảo Lộc,.
  3.  Dự án sẽ đóng vai trò như một cầu nối giao thông vùng, tạo ra lợi thế kinh tế cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch là Nha Trang – Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh:
  4.  Giảm chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa, từ các tỉnh thành với nhau.

Chi tiết Quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương

Dầu Giây – Liên Khương là một trong những tuyến đường “mắt xích” quan trọng. Nối với tuyến cao tốc Liên Khương – Đà Lạt trước đó.

Theo từng giai đoạn triển khai, quy hoạch dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Tuyến cao tốc từ Dầu Giây – Tân Phú (Đồng Nai)

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú được xây dựng với mức đầu tư dự kiến là 9.433 tỷ. Theo thiết kế, điểm bắt đầu tại Km0+000 tại điểm cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Bắt đầu giao với QL1 đoạn Km1829+500 (tại điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và kết thúc tại Km59+594 giao cắt với quốc lộ 20 (xã Phú Sơn, Tân Phú, Đồng Nai).

  • Giai đoạn 2: Tuyến cao tốc từ Tân Phú – Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Tổng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66,7km. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 13.821 tỷ, giai đoạn 2 sẽ được khởi công sau khi giai đoạn 1 hoàn thành. Sau khi hoàn thành giai đoạn này, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc chỉ còn 2 giờ.

  • Giai đoạn 3: Tuyến cao tốc từ Bảo Lộc – Liên Khương

Là đoạn cuối cùng trong dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, có điểm kết thúc tại Liên Khương. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn cuối dự kiến là 14.383 tỷ.

Khi dự án cao tốc Dầu Giây Liên Khương đi vào sử dụng. Tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương xây dựng theo tiêu chuẩn loại A. Với 4 làn xe, làn dừng khẩn cấp và đường gom. Di chuyển với tốc độ từ 80 – 120km/h. Giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc chỉ còn 2 giờ.

Theo Adarealty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *